- Nội dung chính:
– Từ vựng: Một số từ vựng về vị trí, nơi chốn và giá cả.
– Ngữ pháp:
+ Cách hỏi vị trí, nơi chốn
+ Cách đếm số tầng
+ Cách hỏi giá cả
– Hán tự: Học về 8 Bộ thủ tiếp theo trong 80 Bộ thủ cơ bản thường gặp trong tiếng Nhật.
Mục tiêu bài học:
– Nhớ và viết đúng Hiragana của các Từ vựng
– Đặt được câu hỏi về vị trí
– Biết cách đếm số tầng và cách hỏi giá cả.
– Nhớ và viết được các bộ thủ cơ bản trong tiếng Nhật.
I. TỪ VỰNG
Hiragana | Hán tự | Nghĩa | Cách đọc (Romaji) |
ここ | Chỗ này, ở đây | Koko | |
そこ | Chỗ đó, ở đó | Soko | |
あそこ | Chỗ kia, ở kia | Asoko | |
どこ | Chỗ nào, ở đâu? | Doko | |
こちら | Chỗ này (lịch sự hơn ここ) | Kochira | |
そちら | Chỗ đó (lịch sự hơn そこ) | Sochira | |
あちら | Chỗ kia (lịch sự hơn あそこ) | Achira | |
どちら | Ở đâu? (lịch sự hơn どこ) | Dochira | |
きょうしつ | 教室 | Phòng học, lớp học | Kyoushitsu |
しょくどう | 食堂 | Nhà ăn | Shokudou |
じむしょ | 事務所 | Văn phòng | Jimusho |
かいぎしつ | 会議室 | Phòng họp | Kaigishitsu |
うけつけ | 受付 | Bộ phận tiếp tân | Uketsuke |
ロビー | Hành lang, đại sảnh | Robi- | |
へや | 部屋 | Căn phòng | Heya |
トイレ (おてあらい) | お手洗い | Nhà vệ sinh | Toire (Otearai) |
かいだん | 階段 | Cầu thang | Kaidan |
エレベーター | Thang máy | Erebe-ta- | |
エスカレーター | Thang cuốn | Esukare-ta- | |
[お]くに | [お]国 | Đất nước (của anh/ chị) | [O] kuni |
かいしゃ | 会社 | Công ty | Kaisha |
うち | 家 | Nhà | Uchi |
でんわ | 電話 | Điện thoại | Denwa |
くつ | 靴 | Giày | Kutsu |
ネクタイ | Cà vạt | Nekutai | |
ワイン | Rượu vang | Wain | |
たばこ | Thuốc lá | Tabako | |
うりば | 売り場 | Quầy, kệ (trong cửa hàng) | Uriba |
ちか | 地下 | Tầng hầm, dưới mặt đất | Chika |
ーかい(ーがい) | ー階 | Tầng thứ ー | ーkai (ーgai) |
なんがい | 何階 | Tầng mấy? | Nangai |
ーえん | ー円 | ー yên | ー en |
いくら | Bao nhiêu tiền | Ikura | |
ひゃく | 百 | Trăm | Hyaku |
せん | 千 | Nghìn | Sen |
まん | 万 | Mười nghìn, vạn | Man |
すみません | Xin lỗi | Sumimasen | |
~でございます | Cách nói lịch sự của です | ~degozaimasu | |
[~を]みせて ください | 見せてください | Cho tôi xem[~] | [~wo] misete kudasai |
[~を]ください | Cho tôi [~] | [~wo] kudasai | |
イタリア | Ý | Italia | |
スイス | Thụy Sĩ | Suisu |
II. NGỮ PHÁP
1.Các từ chỉ vị trí: ここ、そこ、あそこ
・Giải thích: ここ、そこ、あそこ hay こちら、そちら、あちら: dùng để chỉ về vị trí, nơi chốn.
ここ: chỗ này, ở đây
そこ: chỗ đó, ở đó
あそこ: chỗ kia, ở kia
→ NVT どこ: ở đâu, ở chỗ nào?
こちら: chỗ này, ở đây (cách dùng lịch sự hơn của ここ)
そちら: chỗ đó, ở đó (cách dùng lịch sự hơn của そこ)
あちら: chỗ kia, ở kia (cách dùng lịch sự hơn của あそこ)
➞ NVT どちら: ở đâu, ở chỗ nào? (cách dùng lịch sự hơn của どこ)
・Cấu trúc: ここ/そこ/あそこ は Nです。(cách dùng thông thường)
こちら/そちら/あちら は Nです。(cách dùng lịch sự)
・Ví dụ:
(1) そこは かいぎしつです。 (Ở đó là phòng họp)
(2) あちらは ぎんこうです。 (Chỗ kia là ngân hàng)
2.Mẫu câu chỉ nơi chốn
・Giải thích: là mẫu câu dùng để chỉ vị trí, nơi chốn.
・Cấu trúc:
ー Khi giới thiệu về nơi chốn:
ここ/そこ/あそこ は Nです。(Cách dùng thông thường)
こちら/そちら/あちら は Nです。(Cách dùng lịch sự)
ー Khi nhấn mạnh về vị trí cụ thể:
N は ここ/そこ/あそこです。 (Cách dùng thông thường)
N は こちら/そちら/あちらです。(Cách dùng lịch sự)
ー NVT dùng để hỏi nơi chốn: どこ/どちら
・Ví dụ:
(1) ここは わたしの がっこうです。 (Đây là trường học của tôi)
(2) A:あなたの がっこうは どこですか。(Trường học của bạn ở đâu vậy?)
B:わたしの がっこうは そこです。 (Trường học của tôi ở đây)
3.Câu hỏi với nghi vấn từ chỉ nơi chốn
・Giải thích: どこ/どちら : dùng để hỏi về vị trí, nơi chốn.
どこ: ở đâu, ở chỗ nào?
どちら: ở đâu, ở chỗ nào? (cách dùng lịch sự hơn của どこ)
・Cấu trúc: A: ~ は どこですか。(cách dùng thông thường)
B: ~ は ここ/そこ/あそこです。
Hoặc A: ~ は どちらですか。(cách dùng lịch sự)
B: ~ は こちら/そちら/あちらです。
・Ví dụ:
(1) A: エレベーターは どこですか。 (Thang máy ở đâu vậy?)
B: あそこです。 (Ở chỗ kia)
(2) A: あのう、すみません。かいぎしつは どちらですか。 (Xin lỗi, phòng họp ở chỗ nào vậy?)
B: そちらです。 (Ở chỗ đó)
4.Nghi vấn từ どちら
・Giải thích: Khiどちら dùng để hỏi về tên quốc gia hay tên công ty thì câu trả lời thường là các tên riêng.
・Ý nghĩa:
どちら: có 3 ý nghĩa chính:
+Dùng để hỏi về nơi chốn (Là cách nói lịch sự của どこ).
+Dùng để hỏi về phương hướng
+Dùng để hỏi về tên nước, trường học, công ty…
・Cấu trúc: A: ~ は どちらですか。
B: ~ は Nです。
・Ví dụ:
(1) A: おくには どちらですか。 (Quốc gia của bạn là quốc gia nào?)
B: わたしのくには にほんです。 (Quốc gia của tôi là Nhật Bản)
(2) A: かいしゃは どちらですか。 (Công ty của bạn là công ty nào?)
B: ABCの かいしゃです。 (Là công ty ABC)
5.Cấu trúc N2のN1
・Giải thích:
どこのN: Dùng để hỏi về xuất xứ. N1 thường là các từ chỉ địa điểm, nơi chốn.
・Cấu trúc: A: ~ は どこのNですか。
B: ~ は N1のNです。
・Ví dụ:
(1) A: この くるまは どこの くるまですか。 (Xe hơi này là của nước nào vậy?)
B: アメリカの くるまです。 (Là xe hơi của Mỹ)
(2) それは イタリアの とけいです。 (Cái đó là đồng hồ của Ý)
6.Cách hỏi và đếm số tầng của tòa nhà
・Giải thích:
Tầng trệt sẽ được đếm là tầng 1.
Đếm tầng hầm sẽ dùng chữ ちか đặt ở phía trước.
VD: Tầng hầm thứ nhất => ちかいっかい
- Cấu trúc: A: ~ は なんがいですか。(… ở tầng mấy vậy?)
B: ~ は ~かい/がいです。(Ở tầng …)
* Các tầng đặc biệt:
+いっかい (tầng 1)、ろっかい(tầng 6)、はっかい (tầng 8)
+さんがい (tầng 3)
・Ví dụ:
(1) A: やまだせんせいの へやは なんがいですか。 (Phòng của thầy Yamada ở tầng mấy?)
B: さんがいです。 (Ở tầng 3)
(2) とけいうりばは いっかいです。 (Kệ đồng hồ ở tầng 1)
7.Cách hỏi giá cả
・Giải thích: Khi trả lời về giá tiền, chúng ta dùng số đếm đi cùng với đơn vị tiền tệ.
・Ý nghĩa: いくら:giá bao nhiêu?
・Cấu trúc: A: ~ は いくらですか。
B: ~ は ~えん・ドン・ドルです。
- Ví dụ:
(1) A: この とけいは いくらですか。 (Cái đồng hồ này giá bao nhiêu?)
B: にひゃくまんドンです。 (2 triệu đồng)
(2) A: この パンは いくらですか。 (Bánh mì này giá bao nhiêu?)
B: さんびゃくえんです。 (Ba trăm yên)
Tổng kết: Đoạn hội thoại hỏi về vị trí của đồ vật và hỏi về giá cả.
III. HÁN TỰ:
Học về Bộ thủ cơ bản trong tiếng Nhật
STT | Bộ | Tên Hán Việt | Nghĩa |
1 | 厶 | Tư | Riêng tư |
2 | 又 | Hựu | Cái tay bắt chéo, trở lại một lần nữa. |
3 | 口 | Khẩu | Miệng (hình cái miệng). Phân biệt bộ khẩu với bộ vi: bộ khẩu cạnh “trên rộng, dưới hẹp”, bộ vi trên dưới bằng nhau |
4 | 囗 | Vi | Vây quanh (phạm vi, ranh giới bao quanh). |
5 | 土 | Thổ | Đất (Gồm bộ nhị 二với bộ cổn丨 như hình cây mọc trên mặt đất). Cần phân biệt với bộ Sỹ. bộ thổ nét ngang ở dưới dài hơn nét ngang ở trên, còn sỹ thì ngược lại |
6 | 夊 | Truy | Dáng đi chậm chạp, theo sau mà đến kịp người đi trước. |
7 | 夕 | Tịch | Đêm tối (nửa chữ nguyệt – mặt trăng vừa mọc phần dưới chưa thấy rõ). |
8 | 大 | Đại | Lớn (hình người dang rộng hai tay và chân). |
Bài viết liên quan: