Chương trình N5: Bài 2: Chỉ thị từ: cái này, cái đó, cái kia

  • Nội dung chính:

– Từ vựng: Một số từ vựng về các đồ vật quen thuộc trong đời sống.

– Ngữ pháp: học về cách đặt các câu hỏi, bao gồm:

            + Câu hỏi lựa chọn

            + Câu hỏi về đồ vật.

            + Biết thêm các nghi vấn từ dùng để hỏi về sự sở hữu: なんの、だれの、どこの.

– Hán tự: Học về 8 Bộ thủ tiếp theo trong 80 Bộ thủ cơ bản thường gặp trong tiếng Nhật.

  • Mục tiêu bài học:

– Nhớ và viết đúng Hiragana của các từ vựng

– Đặt được câu hỏi lựa chọn, câu hỏi về đồ vật và sự sở hữu.

– Nhớ và viết được các bộ thủ cơ bản trong tiếng Nhật

I. TỪ VỰNG

HiraganaHán tự
(tham khảo)
NghĩaCách đọc (Romaji)
これ Cái này, đây (vật ở gần người nói)Kore
それ Cái đó, đó (vật ở gần người nghe)Sore
あれ Cái kia, kia (vật ở xa cả người nói và người nghe)Are
この~ ~ nàyKono
その~ ~ đóSono
あの~ ~ kiaAno
ほんQuyển sáchHon
じしょ辞書Từ điểnJi sho
ざっし雑誌Tạp chíZasshi
しんぶん新聞BáoShin bun
ノート VởNo-to
てちょう手帳Sổ tayTe chou
めいし名刺 Danh thiếpMei shi
カード Thẻ, cardKa-do
えんぴつ鉛筆Bút chìEn pi tsu
ボールペン Bút biBo-ru pen
シャープペンシル Bút chì kim, bút chì bấmSha-pu pen shi ru
かぎ Chìa khóaKagi
とけい時計Đồng hồTo kei
かさÔ, dùKasa
かばん Cặp sáchKaban
CD Đĩa CD 
テレビ TiviTerebi
ビデオ VideoBideo
ラジオ RadioRajio
カメラ Máy ảnh, cameraKamera
コンピューター Máy vi tínhKompiu-ta-
くるまÔ tô, xe hơiKuruma
つくえCái bànTsukue
いす椅子Cái ghếIsu
チョコレート SocolaChocore-to
コーヒー Cà phêCo-hi-
(お)みやげ(お)土産Quà (mua khi đi xa về hoặc mang đi thăm nhà người nào đó)(O) miyage
えいご英語Tiếng AnhEigo
にほんご日本語Tiếng NhậtNihongo
~ご~語Tiếng ~~ Go
なにCái gìNani
そう Đúng rồiSou
どうぞ Xin mời (dùng khi mời ai đó cái gì)Douzo
どうもありがとうございます Xin chân thành cám ơnDoumo arigatou gozaimasu
そうですか Thế à, vậy àSoudesuka
違います Không phải, không đúng, sai rồiChigaimasu
これからお世話になります Từ nay tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của anh, chịKorekara osewa ni narimasu
こちらこそどうぞよろしくおねがいします Chính tối mới là người phải xin nhờ sự giúp đỡ của anh, chịKochirakoso douzo yoroshiku onegaishimasu

II. NGỮ PHÁP

1.Câu hỏi lựa chọn

Giải thích: Đây là dạng câu hỏi lựa chọn. Đối với dạng câu hỏi này, chúng ta sẽ thường chọn một trong những ý mà người hỏi đưa ra để trả lời.

Ý nghĩa: Là N1 hay là N2

Cấu trúc:             A: ~は N1 ですか、N2 ですか

         B: N1 です。/ N2です

Ví dụ:

(1) A: その ひとは Lanさんですか。An さんですか。 (Người đó là bạn Lan hay bạn An?)

      B: Lan さんです。 (Là bạn Lan)

(2) A: おねえさんは じゅうはっさいですか。にじゅうはっさいですか。 (Chị gái bạn 18 tuổi hay là 28 tuổi?)

   B: あねは にじゅうはっさいです。 (Chị gái tôi 28 tuổi)

2.Cái này, cái đó, cái kia

Giải thích: これ/それ/あれ: Chỉ dùng cho vật

このN/そのN/あのN: Dùng được cho cả người và vật. Luôn đi cùng với một danh từ.

*これ/このN: Dùng khi vật ở gần người nói.

*それ/そのN: Dùng khi vật ở xa người nói, gần người nghe.

*あれ/あのN: Dùng khi vật ở xa cả người nói và người nghe.

Ý nghĩa:

 これ: cái này, đây      このN: N này

   それ: cái đó, đó       そのN: N đó

   あれ: cái kia, kia       あのN: N kia  

Cấu trúc:             これ                それ                あれ

        このN             そのN             あのN

Ví dụ:

(1) これは かばんです。 (Cái này là cái cặp)

(2) あの ひとは Maiさんです。 (Người đó là bạn Mai)

3.Nghi vấn từ なんの

Giải thích: なんのN: dùng để hỏi về tính chất. N1 thường là những từ chỉ về tính chất, chủng loại.

Ý nghĩa: N về cái gì?

Cấu trúc: A: ~は なんの Nです。(… là N về cái gì vậy/ gì vậy?)

                  B: ~は N1 Nです。  

Ví dụ: A: これは なんの じしょですか。 (Cái này là từ điển gì vậy?)

      B: にほんご じしょです。 (Là từ điển tiếng Nhật)

4.Nghi vấn từ だれの

Giải thích: だれの: dùng để hỏi về sở hữu. N1 thường là các từ chỉ người.

Ý nghĩa: だれの: của ai

Cấu trúc: A: ~は だれの Nです。(…là N của ai vậy?)

                  B: ~は N1 Nです。

Ví dụ:

(1) A: これは だれの しんぶんです。 (Đây là tờ báo của ai?)

      B: わたし しんぶんです。 (Là tờ báo của tôi)

(2) それは Lanさん とけいです。 (Cái đó là đồng hồ của bạn Lan)

5.Nghi vấn từ どこの

Giải thích: どこの: dùng để hỏi về xuất xứ. N1 thường là các từ chỉ nơi chốn.

Ý nghĩa: どこの: ở đâu, của nơi nào?

Cấu trúc: A: ~は どこの Nです

                  B: ~は N1の Nです。

Ví dụ:

(1) A: これは どこの ワインです。 (Đây là rượu của nước nào?)

      B: イタリア ワインです。 (Là rượu của Ý)

(2) これは にほん くるまです。 (Đây là xe hơi của Nhật)

Tổng kết: Đoạn hội thoại hỏi về đồ vật và sự sở hữu.

III. HÁN TỰ

Học về Bộ thủ cơ bản trong tiếng Nhật

STTBộTên Hán ViệtNghĩa
1Nhân (đi)Người, như hình người đang đi
2QuynhĐất ở xa ngoài bờ cõi, như vòng tường bao quanh thành lũy
3MịchKhăn chùm lên đồ vật, che đậy, kín không nhìn thấy rõ
4ĐaoCon dao. Còn hình thức khác là刂thường đứng bên phải các bộ khác.
5BaoBọc, gói, khom lưng ôm một vật.
6ChủyCái thìa
7TiếtĐốt tre, một chi tiết nhỏ trong một sự vật hoặc hiện tượng
8HánChỗ sườn núi có mái che người xưa chọn làm chỗ ở

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *