Văn hóa Nhật Bản với những nét đặc sắc

Như chúng ta đều biết, Nhật Bản là một quốc gia liên tục hứng chịu những ảnh hưởng của thiên tai như động đất, sóng thần, núi lửa…Vậy mà, người Nhật đã khiến cả thế giới phải nghiêng mình ngưỡng mộ. Tất cả những đức tính ấy đều xuất phát từ chính yếu tố nội lực mạnh mẽ, đó là nền văn hóa của người dân Nhật Bản.

Là một dân tộc có ý thức rất cao về thế giới tinh thần, họ đã biết khéo léo khai thác những mặt tích cực của tôn giáo để đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Cùng tìm tìm hiểu những tư tưởng tôn giáo đặc sắc tại Nhật Bản.

Thần Đạo – Shinto

Là tôn giáo đặc trưng của người Nhật, song hành cùng lịch sử Nhật Bản, Thần Đạo đã ăn sâu vào tiềm thức và trái tim của người dân. Nền văn hóa truyền thống, thẩm mỹ cũng như những nét tính cách của người Nhật được định hình một phần lớn nhờ tôn giáo này. Thần Đạo hướng con người theo lối suy nghĩ rằng ngay cả những vật bình thường nhất cũng có các linh hồn trú ngụ bên trong, từ đó khuyến khích việc tôn trọng vạn vật tự nhiên.

Thiền Định – Zen

Thiền định xuất hiện ở Nhật từ thế kỷ XIII và từ đó dần trở thành nét văn hóa chủ đạo của người Nhật. Việc Thiền định ảnh hưởng đến văn hóa Nhật theo hai hướng Mỹ Thuật và Chiến Thuật. Thiền là nền tảng của trà đạo, hoa đạo, những tác phẩm nghệ thuật, những công trình kiến trúc. Sự “mâu thuẫn” của Thiền định là vừa tạo ra sự tĩnh tâm vừa tạo ra hoạt động mãnh liệt trong việc chiến đấu và các công việc thường nhật.

Trà Đạo – Chado

Phát triển khoảng cuối thế cuối thế kỷ VII, Trà Đạo đã trở thành một nghệ thuật, một nét văn hóa đặc trưng của người Nhật. Cốc trà những tưởng là bình dị nhưng mang tinh thần cao quý: “Hòa”, “Kính”, “Thanh”, “Tịch”. Trong đó, “Hòa” là hòa bình; “Kính” là tôn trọng người trên, yêu thương bạn bè, con cháu; “Thanh” là thanh tịnh, thanh khiết; còn “Tịch” là giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo an nhàn.

Kiếm Đạo – Kendo

Nói đến Kiếm Đạo Nhật Bản phải nói đến tinh thần võ sĩ đạo mạnh mẽ mà Kiếm Đạo mang đến cho tâm hồn người dân. Tinh thần đó là sự hòa quyện chặt chẽ giữa nhân đức, công bằng chính trực, cao thượng, trí tuệ và trung tín tạo nên những đức tính: Ngay thẳng, dũng cảm, nhân từ, lễ phép, tự kiểm soát bản thân, lòng trung thành và danh dự.

Nói rằng nhờ những đức tính ấy mà từ một nước nghèo, gánh chịu những hậu quả nặng nề của thiên tai, chiến tranh, Nhật Bản đã vươn lên trở thành một nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới là điều không thể phủ nhận.