- Nội dung chính:
– Từ vựng: Một số từ vựng giới thiệu bản thân: tên, nghề nghiệp, xuất thân
– Ngữ pháp:
+ Cấu trúc câu khẳng định, phủ định và nghi vấn trong tiếng Nhật.
+ Trợ từ: は、も、の
※ Trợ từ: Là một từ loại (giống như danh từ, tính từ, …). Luôn đi cùng với một từ độc lập, hoặc từ độc lập có phụ tố (gọi chung là cụm từ hoặc câu) để biểu thị mối quan hệ giữa từ/ cụm từ đó với từ/cụm từ khác, hoặc bổ sung ý nghĩa nào đó cho câu. Cụ thể, dựa vào trợ từ có thể xác định được Chủ thể và Đối tượng trong câu.
– Hán tự: Học về 8 Bộ thủ trong 80 Bộ thủ cơ bản thường gặp trong tiếng Nhật.
- Mục tiêu bài học:
– Nhớ và viết đúng Hiragana của các Từ vựng.
– Đặt được câu khẳng định, phủ định, nghi vấn.
– Hỏi và trả lời được câu hỏi tên, tuổi, nghề nghiệp, xuất thân.
– Nhớ và viết được các bộ thủ cơ bản trong tiếng Nhật.
I. TỪ VỰNG:
Hiragana | Hán tự (tham khảo) | Nghĩa | Cách đọc (Romaji) |
わたし | 私 | Tôi | Watashi |
あなた | Bạn | Anata | |
あのひと | あの人 | Người kia | Ano hito |
あのかた | あの方 | Vị kia (cách nói lịch sự của 「あのひと」) | Ano kata |
~さん | Hậu tố thêm vào sau tên người | ~san | |
~ちゃん | Hậu tố thêm vào sau tên của trẻ em, người nhỏ tuổi hơn thay cho「~さん」để biểu thị sắc thái thân mật | ~chan | |
~じん | ~人 | Người (nước) VD: 「にほんじん」: người Nhật | ~jin |
せんせい | 先生 | Thầy/ cô | Sen sei |
きょうし | 教師 | Giáo viên | Kyou shi |
がくせい | 学生 | Học sinh, sinh viên, học viên | Gaku sei |
だいがくせい | 大学生 | Sinh viên | Dai gaku sei |
かいしゃいん | 会社員 | Nhân viên công ty | Kai sha in |
しゃいん | 社員 | Nhân viên công ty VD: 「IMCのしゃいん」 | Sha in |
ぎんこういん | 銀行員 | Nhân viên ngân hàng | Gin kou in |
いしゃ | 医者 | Bác sĩ | I sha |
けんきゅうしゃ | 研究者 | Nhà nghiên cứu | Ken kyuu sha |
エンジニア | Engineer | Kỹ sư | Enjinia |
だいがく | 大学 | Đại học | Dai gaku |
びょういん | 病院 | Bệnh viện | Byou in |
だれ(どなた) | Ai (「どなた: vị nào」là cách nói lịch sự của「だれ」) | Dare (donata) | |
~さい | ~歳 | ~ tuổi | ~sai |
なんさい (おいくつ) | 何歳 | Mấy tuổi, bao nhiêu tuổi (「おいくつ」là cách nói lịch sự của「なんさい」) | Nan sai (o ikutsu) |
はい | Vâng, dạ | Hai | |
いいえ | Không | iie | |
いい・よい | 良い | Tốt | ii・yoi |
わるい | 悪い | Xấu | Warui |
おはようございます | Chào buổi sáng | Ohayou gozaimasu | |
こんにちは | Chào buổi trưa | Kon nichi wa | |
こんばんは | Chào buổi tối | Kon ban wa | |
さようなら | Tạm biệt | Sayounara | |
はじめまして | 初めまして | Rất hân hạnh được gặp bạn | Hajimemasite |
~から きました | ~から来ました | Tôi đến từ ~ | ~ kara kimasita |
どうぞよろしくおねがいします | どうぞよろしくお願いします。 | Rất vui khi được làm quen | Douzo yoroshiku onegaishimasu |
しつれいですが | 失礼ですが | Xin lỗi, excuse me | Shitsu rei desu ga |
おなまえは | お名前は | Tên bạn là gì? | O namae wa |
こちらは~さんです | Đây là ~ | Kochira wa ~ san desu | |
しゅっしん | 出身 | Quê quán | Shusshin |
にほん | 日本 | Nhật Bản | Ni hon |
かんこく | 韓国 | Hàn Quốc | Kan koku |
ちゅうごく | 中国 | Trung Quốc | Tyuu koku |
アメリカ | America | Mỹ | America |
イギリス | England | Anh | Igirisu |
インド | India | Ấn Độ | Indo |
インドネシア | Indonesia | Indonesia | Indonesia |
ベトナム | Việt Nam | Betonamu | |
タイ | Thái Lan | Tai | |
ドイツ | Đức | Doitsu | |
ブラジル | Brazil | Buraziru | |
じこしょうかい | 自己紹介 | Tự giới thiệu bản thân | Ji ko shou kai |
(1) Tên quốc gia + じん: người nước …
Ví dụ: ベトナムじん người Việt Nam
※ Trừ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, các tên quốc gia khác thường được viết bằng Katakana.
II. NGỮ PHÁP
1.Khẳng định và phủ định của một danh từ.
・Giải thích: Có thể thành lập một câu tiếng Nhật bằng 3 loại từ khác nhau: Danh từ, Động từ, hoặc Tính từ, với cấu trúc cơ bản như sau:
Chủ thể + Trợ từ + Danh từ (N)/ Động từ (V)/ Tính từ (A)
Tuy nhiên, nếu Chủ ngữ là わたし(tôi) thì thường được lược bỏ.
Trong phạm vi bài học hôm nay sẽ giới thiệu cách thành lập câu bằng cách sử dụng Danh từ.
・Cấu trúc:
Khẳng định: S (chủ thể) + は+N + です。 (nghĩa: S là N)
Phủ định: S (chủ thể) + は+N + ではありません/ じゃありません。 (nghĩa: S không phải là N)
※ Trợ từ は (wa) sẽ học tại mẫu ngữ pháp tiếp theo.
・Ví dụ:
Danh từ: かいしゃいん (nghĩa: nhân viên công ty)
- Khẳng định: かいしゃいんです。 (Tôi là nhân viên công ty.)
- Phủ định: かいしゃいんではありません/ じゃありません。 (Tôi không phải là nhân viên công ty.)
2.Trợ từ は (Cách đọc: wa)
・Giải thích: Thường dùng để đánh dấu, xác định chủ ngữ/ chủ thể/ chủ đề
・Cấu trúc: ~ は ~
・Ví dụ:
わたしは やまだです。(Tôi là Yamada.)
わたしは 医者ではありません/ じゃありません。(Tôi không phải là bác sĩ.)
3.Câu nghi vấn
・Giải thích: Để tạo thành câu nghi vấn, thêm “か” ở cuối câu, đóng vai trò từ thể hiện nghi vấn. Khi nói, lên giọng ở cuối câu.
Có 2 dạng câu hỏi: Câu hỏi xác nhận (câu hỏi Yes/No) & Câu hỏi với nghi vấn từ
Ví dụ: あなたは いしゃですか。 (Bạn là bác sĩ phải không?)
3.1. Câu hỏi xác nhận (Câu hỏi Yes/No)
・Giải thích: Là câu hỏi xác nhận sự đúng, sai của thông tin đã được đưa ra trong câu hỏi. Khi trả lời sẽ sử dụng はい (Yes), いいえ (No).
・Ý nghĩa: ~ phải không? / ~đúng không?
・Cấu trúc:
A: ~は N1ですか。 (~là N1 phải không?)
B: Đồng ý: はい、N1です。 (Vâng, là N1)
Không đồng ý: いいえ、N1ではありません/ じゃありません。[N2です。] (Không, không phải N1. [Là N2])
・Ví dụ:
(1) A: アンナさんは アメリカじんですか。 (Chị Ana là người Mỹ phải không?)
B: はい。アンナさんは アメリカじんです。 (Vâng. Chị Ana là người Mỹ)
(2) A: あなたは がくせいですか。 (Bạn là học sinh phải không?)
B: いいえ、わたしはがくせいじゃありません。かいしゃいんです。 (Không, tôi không phải là học sinh. Tôi là nhân viên công ty.)
3.2. Câu hỏi với nghi vấn từ (NVT)
・Giải thích: Sử dụng khi muốn biết thêm thông tin về người, sự vật, sự việc nào đó.
Một số nghi vấn từ thông dụng:
だれ: ai? (trang trọng thì sử dụng どなた)
どこ: ở đâu?
なん/なに: cái gì?
・Cấu trúc:
A: ~は NVTですか。
B: Nです。
※ Hỏi và trả lời tên
A:おなまえは (なんですか)。 (Tên bạn là gì vậy?)
B:アンです。(Tên tôi là An)
・Ví dụ:
(1) A: あのかたは どなたですか。 (Vị kia là ai vậy?)
B: やまだせんせいです。 (Là thầy Yamada.)
4.Hỏi tuổi
・Giải thích: Có thể sử dụng 2 cụm nghi vấn từ sau để hỏi tuổi tác. Trong đó「おいくつですか」 là cách sử dụng lịch sự, trang trọng hơn.
・Ý nghĩa: ~bao nhiêu tuổi?/ ~mấy tuổi?
・Cấu trúc: ~は おいくつですか。/ なんさいですか。
Trả lời: わたしは … さいです。
A: あなたは なんさいですか。 (Bạn bao nhiêu tuổi?)
B: わたしは にじゅうさいです。 (Tôi 12 tuổi)
※ Một số lưu ý khi sử dụng Số đếm + さい(tuổi)
1 | いっさい | 11 | じゅういっさい | 21 | にじゅういっさい |
2 | にさい | 12 | じゅうにさい | 30 | さんじゅっさい |
3 | さんさい | 13 | じゅうさんさい | 40 | よんじゅっさい |
4 | よんさい | 14 | じゅうよんさい | 50 | ごじゅっさい |
5 | ごさい | 15 | じゅうごさい | 60 | ろくじゅっさい |
6 | ろくさい | 16 | じゅうろくさい | 70 | ななじゅっさい |
7 | ななさい | 17 | じゅうななさい | 80 | はちじゅっさい |
8 | はっさい | 18 | じゅうはっさい | 90 | きゅじゅっさい |
9 | きゅうさい | 19 | じゅうきゅうさい | 100 | ひゃくさい |
10 | じゅっさい | 20 | はたち |
4.Trợ từ も
・Giải thích: Được sử dụng thay cho trợ từ “は” trong câu thứ 2, để trình bày một sự việc nào đó giống với sự việc vừa nêu ở câu trước đó (câu 1).
・Ý nghĩa: ~ cũng ~
・Cấu trúc: ~ も ~
・Ví dụ:
(1) わたしは がくせいです。Lanさんも がくせいです。 (Tôi là học sinh. Lan cũng là học sinh.)
(2) わたしは けんきゅうしゃじゃありません。たなかさんも けんきゅうしゃじゃありません。(Tôi không phải nhà nghiên cứu. Anh Tanaka cũng không phải nhà nghiên cứu.)
5.Trợ từ の
・Giải thích: Sử dụng khi kết nối danh từ, mang nghĩa ám chỉ sự sở hữu, sở thuộc.
・Ý nghĩa: của ~
・Cấu trúc: N1 の N2
・Ví dụ: FPTだいがくの がくせいです。 (Tôi là sinh viên của trường đại học FPT.)
Tổng kết: Đoạn hội thoại giới thiệu bản thân, hỏi tên, tuổi.
III. HÁN TỰ
Học về Bộ thủ cơ bản trong tiếng Nhật
STT | Bộ | Tên Hán Việt | Nghĩa |
1 | 一 | Nhất | Một, thứ nhất, khởi đầu các số đo, thuộc về dương, bao quát hết thảy |
2 | 丨 | Cổn | Nét sổ, đường thẳng đứng trên thông xuống dưới |
3 | 丶 | Chủ | Nét chấm, một điểm |
4 | 丿 | Phiệt | Nét phẩy, nét nghiêng từ phải qua trái, chỉ động tác |
5 | 乙 | Ất | Can thứ hai trong mười can (Giáp, ất , bính, đinh…) |
6 | 亅 | Quyết | Nét sổ có móc, cái móc |
7 | 亠 | Đầu | Không có nghĩa, thường là phần trên của một số chữ khác. |
8 | 人 | Nhân | Người, có hai chân, là sinh vật đứng thẳng, còn có dạng nhân đứng 仁. |
Bài viết liên quan: