- Thời gian học:
- Nội dung chính:
– Từ vựng: Học về một số động từ, danh từ và tính từ liên quan đến Cuộc sống và Công việc.
– Ngữ pháp:
- Cách chia động từ ở Thể Bị động
- Cấu trúc N1 người は N2 người に Động từ bị động
- Cấu trúc N1 người は N2 người に N3 を Động từ bị động
- Cấu trúc N は/が Động từ bị động(V受身)
- ~から・で: bằng, từ ~
- N1のN2
– Hán tự: học các Hán tự về chủ đề Giao thông
- Mục tiêu bài học:
– Nhớ và viết đúng Hiragana của các Từ vựng
– Biết rõ về ý nghĩa và cách chia Thể Bị động.
– Nhớ cách đọc và viết Hán tự.
I. TỪ VỰNG
Hiragana | Hán tự | Nghĩa |
ほめます | 褒めます | Khen |
しかります | 叱ります | La, la mắng |
さそいます | 誘います | Mời, rủ rê |
しょうたいします | 招待します | Mời |
たのみます | 頼みます | Nhờ |
ちゅういします | 注意します | Chú ý, nhắc nhở |
とります | Ăn trộm, lấy cắp | |
ふみます | 踏みます | Giẫm, giẫm lên, giẫm vào |
こわします | こわします | Phá, làm hỏng |
よごします | 汚します | Làm bẩn |
おこないます | 行います | Thực hiện, tiến hành |
ゆしゅつします | 輸出します | Xuất khẩu |
ゆにゅうします | 輸入します | Nhập khẩu |
ほんやくします | 翻訳します | Dịch (sách, tài liệu) |
はつめいします | 発明します | Phát minh |
はっけんします | 発見します | Phát kiến, tìm ra, tìm thấy |
こめ | 米 | Gạo |
むぎ | 麦 | Lúa mạch |
せきゆ | 石油 | Dầu mỏ |
げんりょう | 原料 | Nguyên liệu |
インスタントラーメン | Mì ăn liền, mì gói | |
デート | Cuộc hẹn hò | |
どろぼう | 泥棒 | Kẻ trộm |
けいかん | 警官 | Cảnh sát |
せかいじゅう | 世界中 | Khắp thế giới |
~じゅう | ~中 | Khắp ~, toàn ~ |
なにご | 何語 | Tiếng gì |
だれか | Ai đó | |
よかったですね | Hay quá nhỉ. / Tốt quá nhỉ. | |
オリンピック | Olympic | |
ワールドカップ | World Cup (Cúp bóng đá thế giới) | |
みなさま | 皆様 | Quý vị (kính ngữ của みなさん) |
やけます[うちは~] | 焼けます[家は~] | Cháy (nhà) |
そのあと | その後 | Sau đó |
せかいいさん | 世界遺産 | Di sản thế giới |
きんいろ | 金色 | Màu (của) vàng |
ほんもの | 本物 | Đồ thật |
きん | 金 | Vàng |
―キロ | – kilogram | |
うつくしい | 美しい | Đẹp |
ごうか[な] | 豪華[な] | Hào hoa, hào nhoáng, sang trọng |
ちょうこく | 彫刻 | Điêu khắc |
いいつたえ | 言い伝え | Truyền thuyết |
ねむります | 眠ります | Ngủ |
ほります | 彫ります | Khắc |
なかま | 仲間 | Bạn bè, đồng nghiệp |
しかし | Nhưng | |
いっしょうけんめい | 一生懸命 | Cố gắng hết sức |
ねずみ | Con chuột |
II. NGỮ PHÁP
1.Cách chia động từ ở Thể Bị động
・Giải thích: Động từ sau khi chia sang thể bị động đước xem như động từ nhóm II
・Cấu trúc:
Nhóm I | Nhóm II | Nhóm III |
V[い]ます → V[あ]れます VD: 飲みます → 飲まれます 叱ります → 叱られます | Vます → Vられます VD: 食べます → 食べられます ほめます → ほめられます | 来ます → こられます します → されます VD: 勉強ます → 勉強されます |
2.Cấu trúc N1 người は N2 người に Động từ bị động
・Giải thích: N1 là chủ đề của câu, N2 là chủ đề của hành vi được biểu thị bằng trợ từ に.
Chủ thể của hành vi (N2 có thể là vật chuyển động như động vật, ô tô …)
・Ý nghĩa: N1 bị/ được N2 V
・Cấu trúc: N1 người は N2 người に Động từ bị động
・Ví dụ:
(1) 先生は 学生を ほめました。 (Cô giáo khen học sinh)
→ 学生は 先生に ほめられました。(Học sinh được cô giáo khen)
(2) 私は 犬に かまれました。 (Tôi bị con chó cắn)
3.Cấu trúc N1 người は N2 người に N3 を Động từ bị động
・Giải thích: N2 thực hiện hành vi nào đó đối với vật N3 mà N1 sở hữu.
Thường biểu thị hành vi gây phiền toái đối với chủ ngữ của câu.
Không dùng thể này để bày tỏ sự cảm kích, biết ơn.
VD: Tôi được bố sửa xe đạp cho
私は 父に 自転車を 修理されました。 X
私は 父に 自転車を 修理してもらいました。 O
・Ý nghĩa: N1 bị/ được N2 V
・Cấu trúc: N1 người は N2 người に N3 を Động từ bị động
・Ví dụ:
(1) 兄が 私の ケーキを 食べました。(Anh trai đã ăn bánh của tôi)
→ 私は 兄に ケーキを 食べられました。(Tôi bị anh trai ăn mất cái bánh)
(2) 私は 犬に 足を かまれました。(Tôi bị con chó cắn ở chân)
4.Cấu trúc N は/が Động từ bị động(V受身)
・Ý nghĩa: Nói về sự vật, sự việc, hiện tượng gì đó được biết đến rộng rãi.
・Cấu trúc: N は/ が V受身
・Ví dụ:
(1) A: ベトナムの米は どこへ 輸出されていますか。 (Gạo của Việt Nam được xuất khẩu đi đâu?)
B: 世界中へ 輸出されています。 (Được xuất khẩu đi khắp thế giới)
(2) フランスで 昔の日本の絵が 発見されました。 (Bức tranh cổ của Nhật đã được phát hiện ra ở Pháp)
5.~から・で: Bằng, từ ~
・Giải thích: から: sản phẩm làm ra đã làm thay đổi tính chất, kết cấu của nguyên liệu ban đầu. Khi nhìn vào sản phẩm ta không biết được nguyên vật liệu ban đầu.
で: nhìn vào sản phẩm biết ngay được nguyên vật liệu ban đầu.
・Ý nghĩa: ~から・で: bằng, từ ~
・Cấu trúc: A: Nの原料は 何ですか。
B: ~N1から・で つくられます。
・Ví dụ:
(1) 酒は 米から つくられます。 (Rượu được làm từ gạo)
(2) この椅子は 木で つくられます。 (Cái ghế này được làm từ gỗ)
6.N1のN2
・Ý nghĩa: N1 và N2 đồng cách. Mang nghĩa chung là “N2 là N1”.
・Cấu trúc: N1のN2
・Ví dụ:
(1) むすこのナム (Nam con trai tôi)
(2) ペットのねこ (Mèo nuôi)
Tổng kết: Đoạn hội thoại sử dụng cấu trúc Thể Bị động.
III. HÁN TỰ
Tập viết những Hán tự thông dụng bên dưới.
STT | Hán tự | Âm đọc | Âm Hán | Nghĩa |
1 | 交 | 訓: まじ – わる、まじ – える、 ま – じる、ま – ざる、ま – ぜる 音: コウ | Giao | Giao lưu |
2 | 通 | 訓: とお – る、かよ – う 音: ツウ | Thông | Thông suốt |
3 | 台 | 訓: 音: ダイ、タイ | Đài | Tượng đài |
4 | 止 | 訓: と – まる、と – める 音: シ | Chỉ | Dừng lại |
5 | 色 | 訓: いろ 音: ショク | Sắc | Sắc màu |
6 | 赤 | 訓: あか – い、あか 音: セキ | Xích | Màu đỏ |
7 | 黄 | 訓: き 音: オウ | Hoàng | Màu vàng |
8 | 青 | 訓: あお – い、あお 音: セイ | Thanh | Màu xanh |
Bài viết liên quan: