Chương trình N5: Bài 6: Trợ từ đánh dấu sự tác động を; Động từ tác động ~します

  • Nội dung chính:

– Từ vựng: học về các động từ và các từ vựng liên quan đến ăn uống và đời sống hàng ngày.

– Ngữ pháp:

            + Học về động từ chỉ sự hành động します

            + Nghi vấn từ なん và なに

            + Trợ từ で: dùng để chỉ địa điểm xảy ra hành động

            + Trợ từ と: liên kết giữa các danh từ

            +  Mẫu câu rủ rê

– Hán tự: Học về 8 Bộ thủ tiếp theo trong 80 Bộ thủ cơ bản thường gặp trong tiếng Nhật.

  • Mục tiêu bài học:

– Nhớ và viết đúng Hiragana của các Từ vựng

– Biết rõ về các động từ chỉ sự di chuyển.

– Nhớ và viết được các bộ thủ cơ bản trong tiếng Nhật.

I. TỪ VỰNG

HiraganaHán tựNghĩaCách đọc (Romaji)
たべます食べますĂnTabe masu
のみます飲みますUốngNomi masu
すいます [たばこを~]吸います [たばこを~]Hút (thuốc lá)Sui masu (Tabako wo~)
みます見ますXem, nhìn, trôngMi masu
ききます聞きますNgheKiki masu
よみます読みますĐọcYomi masu
かきます書きますViết, vẽKaki masu
かいます買いますMuaKai masu
とります (しゃしんを~)撮ります [しゃしんを~]Chụp (ảnh)Tori masu (Shashin wo~)
します LàmShi masu
あいます (ともだちに~)会います [ともだちに~]Gặp (bạn)Ai masu (Tomodachi ni~)
ごはん Cơm, bữa ănGohan
あさごはん朝ごはんCơm sáng, bữa sángAsa gohan
ひるごはん昼ごはんCơm trưa, bữa trưaHiru gohan
ばんごはん晩ごはんCơm tối, bữa tốiBan gohan
パン Bánh mìPan
たまごTrứngTamago
にくThịtNiku
さかなSakana
やさい野菜RauYasai
くだもの果物Hoa quả, trái câyKuda mono
みずNướcMizu
おちゃお茶TràO cha
こうちゃ紅茶Hồng tràKou cha
ぎゅうにゅう (ミルク)牛乳SữaGyuu nyuu (Miruku)
ジュース Nước trái câyJu-su
ビール BiaBi-ru
[お]さけ[お]酒Rượu[O] sake
たばこ Thuốc láTabako
てがみ手紙ThưTegami
レポート Báo cáoRepo-to
しゃしん写真ẢnhShashin
みせCửa hàng, tiệmMise
にわVườnNiwa
しゅくだい (~をします)宿題 (~をします)Bài tập về nhà (~をします: làm bài tập)Shukudai (~shimasu)
テニス (~をします) Quần vợt (~をします: chơi quần vợt)Tenisu (~wo shimasu)
サッカー (~をします) Bóng đá (~をします: chơi bóng đá)Sakka (~wo shimasu)
[お]はなみ[お]花見Việc ngắm hoa anh đào (~をします: ngắm hoa anh đào)[O] hanami
なにGì, cái gìNani
いっしょに一緒にCùng nhauIssho ni
ちょっと Một chútChotto
いつも Luôn luôn, lúc nào cũngItsumo
ときどき時々Thỉnh thoảngTokidoki
それから Sau đó, tiếp theoSorekara
ええ Vâng, được (cách nói thân mật của 「はい」 )Ee
いいですね Được đấy nhỉ. / Hay quáIidesune
わかりました分かりましたTôi đã hiểu rồiWakarimashita
なんですか何ですかCái gì vậy?/ Có chuyện gì vậy?Nandesuka
じゃ、また[あした] Hẹn gặp lại [ngày mai]Ja, mata [ashita]

II. NGỮ PHÁP

1.Cấu trúc Nを V (ngoại động từ)

Giải thích: trợ từ を dùng để chỉ đối tượng tác động của động từ. Danh từ đứng trước を là đối tượng chịu tác động của động từ và được gọi là tân ngữ, trực tiếp bổ nghĩa cho động từ đó.

Cấu trúc:                               N V

Ví dụ:

(1) わたしは やさい たべます。 (Tôi ăn rau)

(2) ジュース のみます。 (Uống nước trái cây)

2.Cấu trúc Nを します

Giải thích:  Động từ  します có phạm vi rộng các danh từ làm tân ngữ. Biểu thị hành động được thực hiện theo ý nghĩa diễn đạt ở tân ngữ.

Ý nghĩa: Nを します có nghĩa là: làm, chơi, tổ chức …N

Ví dụ:

(1) しごとを します。Làm (việc, bài tập về nhà…)

(2) サッカーを します。Chơi (bóng đá, bóng chày…)

(3) パーティーを します。Tổ chức (tiệc, đám cưới, lễ hội, …)

(4) でんわを します。 (Gọi điện thoại)

3.Nghi vấn từ なに

Giải thích:  何、なに mang ý nghĩa là cái gì, tuy nhiên なにthường đi cùng với động từ. Không dùng なんに trong văn viết.

Ý nghĩa: なに: cái gì

Cấu trúc:

A: ~は なにを Vます

B: ~は  N Vます。

   Or       NVTも Vません。

Ví dụ:

(1) A: きのう、なにを しました。 (Hôm qua bạn đã làm gì?)

 B: えいがを みました。 (Hôm qua tôi đã xem phim)

(2) A: ばんごはんは なにを たべました。 (Bữa tối bạn đã ăn gì?)

 B:なにも たべませんでした。 (Tôi đã không ăn cái gì cả)

4.なん và なに

Giải thích:  

Những từ đi theo sau nằm trong hàng た、だ、な thì dùng なん. VD: なんで~、なんの~、

なんと~…

Đằng sau là trợ số từ. VD: なんさい、なんじ、なんぷん、なんにち、…

Ngoài 2 trường hợp trên thì ta dùng なに

* Lưu ý: Vì なんで còn có nghĩa là “tại sao?” nên để phân biệt thì chúng ta dùng なにで để hỏi “bằng phương tiện/ cách thức gì?”

Ý nghĩa: なん và なに đều là nghi vấn từ cùng mang ý nghĩa là “cái gì”

・Cấu trúc:                                           なに / なに~

・Ví dụ:

(1) やまださんは なんさいですか。 (Bạn Yamada bao nhiêu tuổi?)

(2) なにを のみますか。 (Bạn uống cái gì vậy?)

5.Trợ từ で

Giải thích:  Trợ từ で dùng để chỉ nơi chốn xảy ra hành động.

Ý nghĩa:  で: tại, ở

     どこで: ở đâu? Tại nơi nào?

Cấu trúc:                               ~は Nđịa điểm   NをVます

Ví dụ:

(1) としょかん ともだちに あいました。 (Tôi đã gặp bạn ở thư viện)

(2) このシャツは スーパー かいました。 (Cái áo này đã mua ở siêu thị)

6.Trợ từ と

Giải thích:  Trợ từ と dùng để kết nối 2 danh từ với nhau, mang ý nghĩa là “và, cùng với”.

Cấu trúc:                               ~は NNを    Vます

Ví dụ:

(1) わたしは ともだち えいがをみました。 (Tôi đã đi xem phim với bạn bè)

(2) やまださん リンさんは こいびとです。 (Bạn Yamada và bạn Linh là người yêu)

7.~Vませんか

Giải thích:  Mẫu câu này được dùng khi muốn rủ rê, mời người khác cùng làm một hành động nào đó. Vませんか ở đây không mang nghĩa phủ định.

Ý nghĩa: [いっしょに]~Vませんか。: Cùng nhau làm ~ không?

Cấu trúc:

A:        いっしょに ~Vませんか。 (Cùng nhau … không?)

B:        ええ、いいですね。~Vましょう。 (Đồng ý)

        すみません、ちょっと。。。 (Từ chối)

Ví dụ:

(1) A: どようびは いっしょに えいがを みませんか。 (Thứ Bảy cùng nhau đi xem phim không?)

 B: ええ、いいですね。みましょう。 (Uhm, được đấy. Cùng đi xem thôi)

(2) A: らいしゅう いっしょに わたしの いなかへ かえりませんか。 (Tuần sau cùng đi về quê cuả tớ không?)

 B: すみません、ちょっと。。。 (Xin lỗi, nhưng mà…)

8.~Vましょう

Giải thích: Mẫu câu dùng để đề xuất mời người nghe cùng làm việc gì đó. Hoặc để đáp ứng đề xuất, lời mời của người khác.

ましょう và ませんか đều dùng để mời, nhưng ませんかthì tôn trọng hơn, còn ましょう dùng thân thiết hơn. Cũng có thể hiểu ~ませんか để hỏi ý đối phương có muốn làm chung không, còn ~ましょう để rủ rê làm cùng vì tin chắc người nghe đồng ý.

Ý nghĩa:  V ましょう: cùng V nhé

・Cấu trúc:                               ~Vましょう

・Ví dụ:

(1) がっこうへ いきましょう。 (Cùng nhau đi học nhé!)

(2) A: いっしょに あさごはんを たべませんか。 (Cùng nhau ăn sáng không?)

 B: ええ、いいですね。たべましょう。 (Được đấy. Cùng ăn nhé)

Giải thích: か được đặt ở cuối câu.

9.Mẫu câu ~か

=> Khi phát âm lên cao, thì có nghĩa là câu hỏi

=> Khi phát âm hạ xuống, thì không phải là câu hỏi mà dùng để biểu thị đã nắm bắt được thông tin mới từ người nói, giống với trường hợp そうですか (vậy à, ra là vậy).

Cấu trúc:                               ~か

Ví dụ:

(1) A:せんげつ ホーチミン市へ いきました。 (Tháng trước tôi đã đi thành phố Hồ Chí Minh)

 B: ホーチミン市です。いいですね。 (Thành phố Hồ Chí Minh à. Tuyệt nhỉ.)

Tổng kết: Đoạn hội thoại có dùng câu rủ rê.

III. HÁN TỰ

Học về bộ thủ cơ bản trong tiếng Nhật

STTBộTên Hán ViệtNghĩa
1PhộcĐánh nhẹ, đánh khẽ. Cách viết khác攴.
2Đấu (Đẩu)Cái đấu, đơn vị đo lường lương thực. (Đấu thóc, đấu gạo).
3NhậtMặt trời, ban ngày.
4MộcCây, gỗ (Hình cây có cành và rễ).
5KhiếmKhiếm khuyết, khiếm nhã (Há miệng hả hơi ra ngáp).
6ThủyNước (hình dòng nước chảy). Cách viết khác: 氵.
7HỏaLửa. Cách viết khác: 灬.
8NgưuCon bò. Cách viết khác: 牜.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *